Đã có rất nhiều những bài viết nói về văn hóa ứng xử của người Nhật. Tuy nhiên, để không bị coi là bất lịch sự trong khi giao tiếp với người Nhật không phải ai cũng nắm được. Và dưới đây là những nét đặc trưng của phong cách giao tiếp người Nhật.

 

Trong công việc, người Nhật có ý thức rất rõ ràng về vị trí của mình. Khi đàm phàn một vấn đề, sau màn chào hỏi, người nắm giữ vai trò chủ nhà thường là người chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra là lúc vấn đề chính thức được bắt đầu. Nếu bạn tạo ra những tình huống hài hước khi không khí đang trở nên ngột ngạt căng thẳng, đó sẽ là ấn tượng tốt đẹp mà bạn tạo được tuy nhiên nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa những ý kiến chệch vấn đề đang bàn bạc, nói những câu thiếu thông tin hoặc thắc mắc về đời tư. Với những câu hỏi như thế bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu nghiêm túc và gây ác cảm với họ. 

 

Người Nhật rất coi trọng cái nhìn ban đầu, vì thế điểm cốt lõi là bạn phải tạo ra thiện cảm ngay từ đầu. Trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sông, công việc hay sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn phải chuẩn bị sẵn danh thiếp để giới thiệu về mình. Việc nhận danh thiếp như thế  nào đã được chúng tôi nôi rõ trong bài viết về văn hóa công sở Nhật Bản . Việc này giúp hai bên hiểu và dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Ngoài ra, người Nhật rất coi trọng việc đúng giờ. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đơi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu đang là người tìm  kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, rất khó để có cơ hội thứ hai nếu ngay từ đầu đã sai hẹn. 

 

Trong khi người Châu Âu khi đi du lịch chỉ muốn chụp phong cảnh thì người Nhật muốn có một bức hình có mình trong đó. Bởi vậy khi đi tham quan một nơi nào đó nếu được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Và đặc biệt họ rất thích chụp ảnh trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. 

 

Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán. 

 

Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.