GIỚI THIỆU VỀ NHẬT BẢN – BỆ PHÓNG TOÀN CẢNH TỪ NHẬT NGỮ ICHIGO
Dạo một vòng lớn từ trên cao quanh bản đồ thế giới, đáp ánh nhìn xuống miền Đông Á ven rìa lục địa biển Thái Bình Dương, đất nước Nhật sẽ hiện ra từng mảnh ghép dưới gốc độ rõ ràng đến chân thực.
Không hề khó hiểu khi người ta hào phóng phong cho quốc gia này tên gọi đầy kiên hãnh “ cái nôi của sự cường thịnh công nghệ và đa dạng về văn hóa con người”. Và để hiểu rõ về xứ xở đầy sức hút mãnh liệt đấy thì chúng ta cần cả sự quyết đoán, bứt phá mọi giới hạn cũng như một tầm nhìn sâu sắc, thấu đáo mới họa may có được những đánh giá chính xác nhất.
GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Cái tên Nhật Bản được bắt nguồn từ phiên âm Hán – Việt, với cách viết chữ Hán là日本, trong đó 日(nichi) được đọc là Nhật – Nghĩa như ánh mặt trời và 本(hon) đọc là Bản – Nguồn gốc của sự bắt đầu. Bằng sự nối ghép giữa 2 từ trên mà nhiều người còn hay âu yếm gọi nước Nhật với tên riêng là “đất nước mặt trời mọc”. Cái tên hoàn toàn có sơ sở khi mà trên thực tế lãnh thổ nước này nằm về hướng Đông, cửa biển nơi đầu tiên đón ánh bình minh thức dậy ở toàn vùng Đông Á.
Ngoài “đất nước mặt trời mọc” mọi người cũng không quá xa lạ với mỹ danh “Xứ sở hoa anh đào”của Nhật Bản, sở dĩ bạn bè thế giới biết đến danh xưng này vì hoa anh đào chính là quốc hoa của lãnh thổ nơi đây, hoa nở quanh năm khắp các vùng miền nước Nhật trải dài từ Bắc chí Nam. Người Nhật đặc biệt yêu thích và trân quý loài hoa này, với bản năng khi nở thì vô cùng rực rỡ, xinh đẹp rạng ngời, dù trong mùa lạnh giá vẫn vươn mình khoe sắc nhưng đến khi mùa hoa qua lại nhanh chóng lụi tàn. Chúng tượng trưng cho tính cách kiên cường, bất khuất và sẵn sàng hy sinh của cả dân tộc.
Một mỹ danh khác đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tiềm thức nhiều người mến mộ đất nước này là Phù Tang – tên gọi một họ cây rỗng thân, vỏ gỗ. Truyền thuyết tương truyền rằng, trong hành trình du ngoạn từ vùng trời phương Đông sang phương Tây, thần Mặt Trời đã dừng chân ghé lại và trú ngụ vào lòng thân cây rỗng đấy. Đó cũng chính là lý do vì sao Nhật Bản được gọi là xứ xở Phù Tang.